Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng đang là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bệnh dạ dày không phải bệnh khó chữa nhưng để điều trị dứt điểm cần có nguyên tắc điều trị khoa học. Chính vì thế, bài viết hôm nay chúng tôi chia sẻ tới bạn đọc những thông tin liên quan đến vấn đề trên.
viêm loét dạ dày là căn bệnh xuất hiện khi dạ dày gặp phải một vấn đề tổn thương nào đó, để biết mức độ tổn thương của dạ dày chỉ có một phương pháp duy nhất là nội soi dạ dày.
Thông thường người bệnh dạ dày thường rất ngại nội soi, thậm chí có nhiều người sợ hãi nếu nhắc đến 2 từ này. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn không có một cách nào khác có thể phát hiện chính xác bệnh dạ dày ngoài phương pháp kể trên.
Trong số các căn bệnh xuất hiện ở dạ dày thì đau dạ dày vẫn là một căn bệnh đơn giản, nhưng nếu như ngay từ đầu người bệnh không biết thực hiện các biện pháp điều trị dứt điểm, bệnh đau dạ dày sẽ phát triển ngày một nặng hơn và cái kết cuối cùng là ung thư dạ dày. Chính vì vậy, người bệnh cần phải ghi nhớ điều này để thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời và triệt để.

Viêm loét dạ dày
Xem ngay: >>> Thuốc nam chữa viêm loét dạ dày an toàn, hiệu quả cao không gây tác dụng phụ
► Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
- Vi khuẩn Helicobacter pylori: Khoảng 60 – 90% trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng là do vi khuẩn HP. Đây là loại vi khuẩn duy nhất có thể sống được trong môi trường axit dạ dày và có thể lây truyền từ người này sang người khác. Chúng cư trú sâu bên trong lớp niêm mạc dạ dày và gây kích ứng, trầy xước lớp niêm mạc dạ dày.
- Thuốc kháng sinh: Do người bệnh thường xuyên sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, nhóm thuốc chống viêm, điều trị viêm khớp, nhóm NSAIDs, corticoid… cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.
- Do chế độ ăn uống: Ăn uống không đúng giờ, ăn quá nhiều đồ chua, cay, nhiều gia vị, chiên rán…
Căng thẳng, mệt mỏi: Áp lực cuộc sống cũng như công việc làm cho cơ thể dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi cũng là nguy cơ gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Vi khuẩn HP - thủ phạm chính gây viêm loét dạ dày
► Triệu chứng viêm loét dạ dày
Tình trạng loét dạ dày tá tràng chỉ thực sự dễ nhận biết khi các biểu hiện thể hiện một cách rõ rệt, không có nhiều người biết được mình đang mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu như không tiến hành chẩn đoán, chụp chiếu. Vậy làm sao để biết rằng mình có bị loét dạ dày tá tràng hay không thì dựa vào các triệu chứng đặc trưng sau:
- Sau khi ăn người bệnh có các biểu hiện chướng bụng đầy hơi buồn nôn ợ chua liên tục
- Xuất hiện tình trạng đau bụng âm ỉ khi bình thường và dữ dội hơn khi uống rượu bia, ăn đồ chua cay nóng…
- Xảy ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở dạ dày, biểu hiện cụ thể của nó có thể là đau bụng đi ngoài, táo bón, phân lỏng…
- Thời gian lâu hơn người bệnh xuất hiện các cảm giác chán ăn, cảm thấy mình giảm cân một cách nhanh chóng
- Các biểu hiện đau thường tập trung ở vùng thượng vị, phía trên rốn, đây cũng là vị trí đau đặc trưng cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
► Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
3 cơ chế gây bệnh chính. Đó là:
- Ảnh hưởng của HCl trong dịch vị và pepsin trong dạ dày.
- Các yếu tố bảo vệ niêm mạc như chất nhầy suy yếu, khiến axit trong dịch vị tác động trực tiếp lên dạ dày.
- Sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter – Pylori (Hp) tạo ra vết loét niêm mạc dạ dày do chất độc của chúng.
Từ 3 cơ chế gây bệnh trên, các bác sĩ đã tổng hợp 4 nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày.
1. Nguyên tắc 1: Giảm axit – pepsin dịch vị
Giảm axit – pepsin dạ dày được xem là yếu tố quan trọng. Để thực hiện nguyên tắc này, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc chống axit. Có thể chống axit dạ dày bằng 2 biện pháp chính. Đó là trung hòa lượng axit có trong dạ dày và ức chế tiết axit dạ dày.
Các biệt dược thường được sử dụng như: alusi, phosphalugen, almagen, maalox, gastropulgit… Những loại thuốc ức chế tiết axit và trung hòa axit dạ dày thường được sử dụng trong thời gian ngắn. Mục đích nhằm giảm nhanh các triệu chừng viêm loét dạ dày và cắt cơn đau. Những loại thuốc này thường không được chỉ định dùng trong thời gian dài. Điều trị thời gian dài có thể gây viêm dạ dày do kiềm hóa.
2. Nguyên tắc 2: Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc
Bên cạnh việc trung hòa và ức chế tiết axit, tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc cũng rất cần thiết. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp huy động cơ chế bảo vệ tại chỗ của hệ tiêu hóa. Những thuốc thường được chỉ định như cytotec, misoprostol, sucralfat,…
Các thuốc này không làm ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch vị của dạ dày mà có tác dụng kích thích tạo và tiết nhầy bao bọc quanh ổ loét. Qua đó các vị trí viêm loét được bảo vệ khỏi axit dạ dày và pepsin để có thời gian phục hồi.
Các thuốc giúp bao bọc vết loét có một số tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, tiêu chảy. Khi có những tác dụng phụ này nên ngừng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.
3. Nguyên tắc 3: Tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày
Với những người bệnh bị viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm độc vi khuẩn HP muốn điều trị bệnh dứt điểm phải tiêu diệt được hết vi khuẩn này. Hiện tại, tại các bệnh viện ở nước ta đều đã hoàn thiện được phác đồ điều trị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP. Thông thường nhóm thuốc được chỉ định bao gồm:
- Các loại kháng sinh.
- Muối bismuth.
- Nhóm thuốc chứa imidazol.
Điều lưu ý khi áp dụng nguyên tắc này là phải tiêu diệt triệt để được vi khuẩn HP dạ dày. Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt theo lời khuyên bác sĩ, phải uống thuốc theo đúng liều lượng ngay cả khi cảm thấy dường như đã khỏi bệnh.

Điều trị bằng thuốc
4. Nguyên tắc 4: Điều trị hỗ trợ
Nguyên tắc này hướng đến điều trị phục hồi sức khỏe bệnh nhân toàn diện cho bệnh nhân.
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng muốn khỏi hoàn toàn không chỉ phụ thuộc vào thuốc mà còn liên quan tới yếu tố tâm lý và chế độ ăn uống. Những người thường xuyên rơi vào trạng thái stress có nguy có mắc bệnh cao hơn nhiều. Giữ được tâm trạng thoải mái hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Thêm vào đó, người bệnh biết được bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì và không ăn gì làm cho quá trình hồi phục sức khỏe nhanh chóng hơn.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện:
– Cần thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học, điều độ. Cung cấp đầy đủ, đa dạng chất dinh dưỡng cho cơ thể. Không nên ăn quá nhiều, chia thành nhiều bữa trong ngày, đúng giờ để tạo điều kiện cho dạ dày hoạt động hiệu quả và đảm bảo sức khỏe.
– Cần đảm bảo ăn uống vệ sinh, ăn chín uống sôi .
– Thực hiện việc ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng hoạt động cho dạ dày; tránh vừa ăn vừa làm việc hay vừa ăn vừa uống.
– Không nên ăn trước khi đi ngủ.
– Cân nặng cũng là một trong những nguyên nhân làm bệnh dạ dày thêm nặng, khi bị béo, dịch dạ dày sẽ bị dư thừa và đẩy axit tràn vào thực quản gây hiện tượng ợ hơi, ợ chua. Do đó, cần kiểm soát cân nặng ở mức độ hợp lý nhất.
– Không dùng các loại thực phẩm cay, chứa nhiều axit, chất kích thích…
– Thực phẩm có vị chua: cóc, xoài, dưa muối, chanh…khi ăn vào làm cho lượng axit trong dạ dày tăng lên gây viêm dạ dày.
– Thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt, hành … là những thực phẩm kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị gây tổn thương dạ dày.
– Cà phê: Kích thích dạ dày tiết axit làm tăng nồng độ axit trong khoang dạ dày.
– Thức uống có gas: Khi uống vào sinh làm dạ dày phình to ra, gây trướng bụng đồng thời kích thích dạ dày tiết axit nhiều hơn.
– Muối: hạn chế ăn mặn nếu có thể vì những người ăn mặn có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày cao hơn.
– Hạn chế thuốc giảm đau
– Khi cơ thể xuất hiện các cơn đau như đau đầu, đau lưng, đau cơ, thậm chí là đau bụng kinh,... cần hạn chế dùng thuốc giảm đau, nếu cần thiết phải dùng thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì các loại thuốc giảm đau chính là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày.
– Tránh căng thẳng
– Người bị đau dạ dày thường có các triệu chứng buồn nôn, khó tiêu và thường bị nhiều nhất khi bạn căng thẳng, lo lắng.
– Do đó, cần tăng cường các hoạt động ngoài trời, đi du lịch, chơi thể thao, đọc sách, tập yoga, ngồi thiền,.. những hoạt động này sẽ giúp tinh thần thoải mái, lạc quan, giảm căng thẳng, giúp phòng tránh bệnh.
Sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả:
Prilosec OTC™ 20.6 mg thuốc chữa dạ dày của mỹ là một sản phẩm áp dụng công nghệ dược mới có kết hợp 2 thành phần chính là omeprazole và muối magnesium có tác dụng giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả có tác dụng chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị. Thuốc chữa đau viêm loét dạ dày của mỹ Prilosec OTC™ 20.6 mg chỉ định điều trị triệu chứng ợ hơi, ợ chua, chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần. Nó không có kết qủa ngay mà phải điều trị 1 đợt 14 ngày mới cho hiệu quả rõ rệt.

TPCN hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày Prilosec OTC
Công dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày của mỹ Prilosec OTC
– Trị đau bao tử, viêm loét dạ dày, hành tá tràng
– Giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả
– Chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.
– Điều trị triệu chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần.
Xem thêm: >>>Thông tin chi tiết tpcn hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày Prilosec OTC
Tuân thủ được 4 nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng trên giúp bác sĩ và bệnh nhân thống nhất được phác đồ chữa trị. Đồng thời nó còn giúp cho việc tái phát lại bệnh của bệnh nhân cũng được hạn chế đi rõ rệt.
______________________________
Bài liên quan:
>>> {Xem ngay} Bệnh viêm loét dạ dày cần kiêng những gì?
>>> Giải đáp thắc mắc: viêm loét dạ dày có nên ăn sữa chua không?
>>> Mách bạn cách chữa dạ dày bằng lá trầu không an toàn hiệu quả cao